Với bài viết này, Chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách sử dụng hàm Lookup trong Excel, ứng dụng của hàm Lookup trong Excel cùng với các ví dụ của hàm Lookup từ cơ bản đến nâng cao trong Excel.
1. Hàm lookup trong Excel – Tìm giá trị trong ô cuối cùng chứa dữ liệu của 1 cột
Nếu dữ liệu của bạn thay đổi thường xuyên và bạn cần tham chiếu tới giá trị cuối cùng trong 1 cột ở bảng dữ liệu đó, đây là trường hợp mà hàm Lookup dạng vector sẽ toả sáng. Ví dụ: Tìm giá trị trong ô cuối cùng có chứa dữ liệu ở cột A:
=LOOKUP(2,1/(A:A<>””), A:A)
Ví dụ tiếp theo:
Diễn giải công thức:
- Phần (A:A<>””)sẽ so sánh mỗi ô trong cột A với chuỗi rỗng – “”. Sự so sánh này có kết quả là TRUE nếu ô không rỗng và ngược là là FALSE nếu ô rỗng. Trong hình trên, kết quả sẽ như sau: {TRUE; TRUE; TRUE; TRUE; FALSE; …}
- Tiếp theo 1/(A:A<>””) sẽ cho chúng ta kết quả là {1;1;1;1;#DIV/0;…}
- Số 2 chắc chắn sẽ không được tìm thấy trong mảng kết quả của 1/(A:A<>””), vì logic của Lookup là nếu không tìm thấy giá trị sẽ chuyển sang kiểu tìm kiếm gần đúng và kiểu tìm kiếm gần đùng này sẽ lấy giá trị cuối cùng trong các số 1 ở ví dụ trên, tương ứng với vị trí số 1 này ở vector kết quả trả về sẽ là giá trị ở trong ô dữ liệu cuối cùng của cột A
=> Nếu bạn muốn lấy dòng cuối cùng có chứa dữ liệu trong 1 cột với hàm Lookup, công thức rất đơn giản sẽ là:
=LOOKUP(2,1/(A:A<>””), ROW(A:A))
2. Hàm lookup trong Excel – Tìm giá trị của ô cuối cùng chứa dữ liệu trong 1 hàng
Cũng với logic như trên, công thức để tìm kiếm giá trị ô cuối cùng chưa dữ liệu trong 1 hàng như sau:
=LOOKUP(2,1/(1:1<>””),1:1)
Công thức sẽ tìm giá trị của ô cuối cùng có chứa dữ liệu trong hàng số 1, để tìm giá trị của ô cuối cùng chưa dữ liệu trong hàng n, công thức như sau:
=LOOKUP(2,1/(n:n<>””),n:n)
3. Thay thế hàm If lồng nhau trong Excel
Một ứng dụng thú vị khác nữa của hàm Lookup trong Excel đó chính là việc thay thế hàm IF lồng nhau trong trường hợp sau đây
B2 = LOOKUP(A2,{“c”;”d”;”t”},{“Contemporary”;”Discontinue”;”Temporary”})
C2 = IF(A2=”C”,”Contemporary”,IF(A2=”D”,”Discontinue”,IF(A2=”T”,”Temporary”,””)))
Như vậy là qua bài viết này, các bạn đã biết thêm được 1 hàm rất thú vị của Excel và có thể áp dụng linh hoạt trong rất nhiều trường hợp.
Chúc các bạn thành công nhé.
Bạn có thể thành thạo ngay kỹ năng tin học văn phòng từ giảng viên FPT- Arena chỉ với 280,000Đ
Bài viết liên quan