File excel mẫu bảng chấm công đơn giản mới nhất 2018. Trong bài viết giới thiệu với các bạn mẫu bảng chấm công mới nhất nhằm giúp các bạn quản lí, theo dõi công giờ làm việc của nhân viên chặt chẽ, tránh sai sót. Vậy tại sao cần lập bảng chấm công ? Có các phương pháp chấm công như thế nào ? Các bạn kế toán tiền lương nào chưa có bảng chấm công thì tải về ngay nha. Để tải ( download ) file các bạn kéo xuống cuối trang bài viết nhé.
I/ Tại sao cần lập bảng chấm công ?
– Mục đích của lập mẫu bảng chấm công là dùng để theo dõi ngày công thực tế làm việc, nghỉ việc, nghỉ hưởng BHXH,… để có căn cứ tính trả lương, bảo hiểm xã hội trả thay lương cho từng người và quản lý lao động trong doanh nghiệp ( DN ).
II/ Phương pháp chấm công như thế nào ?
Tùy thuộc vào điều kiện công tác và trình độ kế toán tại DN để sử dụng 1 trong các phương pháp chấm công sau:
– Chấm công theo ngày: Mỗi khi người lao động làm việc tại DN hoặc làm việc khác như hội nghị, họp,… thì mỗi ngày dùng một ký hiệu để chấm công cho ngày đó.
** Cần lưu ý 2 trường hợp dưới đây
+ Trường hợp 1: Nếu trong ngày, người lao động làm 2 việc có thời gian khác nhau thì chấm công theo ký hiệu của công việc chiếm nhiều thời gian nhất. Ví dụ người lao động B trong ngày, họp 5 giờ, làm lương thời gian 3 giờ thì cả ngày hôm đó chấm “H” Hội họp.
+ Trường hợp 2: Nếu trong ngày, người lao động làm 2 việc có thời gian bằng nhau thì chấm công theo ký hiệu của công việc diễn ra trước.
– Chấm công theo giờ: Trong ngày người lao động làm bao nhiêu công việc thì chấm công theo các ký hiệu đã quy định và ghi số giờ công thực hiện công việc đó bên cạnh ký hiệu tương ứng.
– Chấm công nghỉ bù: Nghỉ bù chỉ áp dụng trong trường hợp làm thêm giờ hưởng lương thời gian nhưng không thanh toán lương làm thêm, do đó khi người lao động nghỉ bù thì chấm “NB” và vẫn tính trả lương thời gian.
Bạn đang xem bài viết: ” File excel mẫu bảng chấm công đơn giản mới nhất 2018 “
** Ghi chú:
– Đi làm cả ngày : x
– Đi làm nửa ngày : x/2
– Nghỉ làm : để trống
==> Có thể các bạn biết:
Căn cứ Điều 9 TT 200 và Điều 10 TT 133:
– Các chứng từ kế toán đều thuộc loại hướng dẫn (không bắt buộc), doanh nghiệp (DN) được tự thiết kế mẫu chứng từ kế toán phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của đơn vị nhưng phải đảm bảo các nội dung chủ yếu và phải đảm bảo cung cấp những thông tin theo quy định của Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn Luật Kế toán. Hoặc áp dụng theo biểu mẫu ban hành kèm theo phụ lục số 3 Thông tư 200. Theo như quy định, DN được tự thiết kế Mẫu bảng chấm công.
Các bạn download File excel mẫu bảng chấm công đơn giản mới nhất tại đây nha.
Hướng dẫn tải file:
– Yêu cầu đăng nhập Facebook
– Sau đó nhấn vào nút ” Tiếp tục với tư cách là…..”
Bạn đang xem bài viết: ” File excel mẫu bảng chấm công đơn giản mới nhất 2018 “